Mạng 5G trong tương lai được cấu thành nên từ các thành phần của Hetnets (Heterogeneous), đặc biệc là các thành phần với công suất phát nhỏ hay small cells. Mỗi small cell lại có các đặc tính khác nhau như: công suất phát, vùng phủ, etc.

  1. Macrocell: Công suất phát lớn (46-49dBm), vùng phủ rộng, phục vụ số lượng lớn users. Antenna có thể là đẳng hướng hoặc đinh hướng (sectorized).
  2. Picocell: Công suất phát chỉ vào khoảng (23-30dBm), vùng phủ không quá 300m và chỉ phục vụ được vài chục users. Do vậy picocell thường được triển khai ở các điểm công cộng, đông người.
  3. Femtocell: Công suất phát nhỏ hơn của picocell nên thường được sử dụng trong building. Có thể phân loại femtocell thành 3 loại: Open access, closed subscriber group (CSG) và hybrid access.
  4. RRH (remote radio head): công suất phát tương đương Macrocell. Đây là giải pháp thay thế cho BTS truyền thống với ngăn tủ đựng transmitter vì RRH có kích thước và khối lượng vừa phải.
  5. Relay: Có tác dụng như trạm lặp giữa BS và users. Có thể chia ra thành: Trạm lặp cố định và di động. Trạm lặp cố định lại được phân loại dựa trên dải phổ, phương thức xử lí tín hiệu hay users… Trạm lặp di động thường được bố trí trên ôtô nhằm mở rộng vùng phủ nhưng lại bị hạn chế về dung lượng pin.
  6. D2D: từ device đến device có nghĩa là các thiết bị có thể trao đổi thông tin với nhau với công suất phát tương đương picocell.
  7. Mechine type communication (MTC) cho phép thiết bị kết nối với mạng Internet với các quy chuẩn như: không linh động, hoạt động theo nhóm, bảo mật…

Leave a comment